Thứ 2 - Chủ Nhật: 9h00 - 19h30 Freeship Cho Đơn Hàng trên 300k

[ Đau Khuỷu Tay ]: Triệu Chứng Và Nguyên Nhân

Khi chơi thể thao, các vận động viên tennis, bóng bàn, cầu lông,… hay những người thường xuyên hoạt động với thao tác lặp đi lặp lại khu vực khuỷu tay đều gặp phải vấn đề chấn thương liên quan cơ, khớp vị trí này.

• Tình trạng đau khuỷu tay diễn tiến chậm và sẽ ngày một nặng hơn liên quan đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác, nếu như người bệnh không để ý đến các dấu hiệu cơ bản, thời gian đầu mới bị chơm đau.

• Đặc biệt, khuỷu tay có cấu tạo khá phức tạp và là bộ phận thiết yếu trong hoạt động thường ngày, nên việc chẩn đoán đúng để có hướng can thiệp điều trị kịp thời là điều tối quan trọng.

I. Cấu trúc khuỷu tay

• Khuỷu tay có cấu trúc đặc biệt, nằm giữa 2 cấu trúc xương lớn là cánh tay và cẳng tay, vị trí này có 3 vùng xương nhô ra với các sợi gân bám vào; phía ngoài là phần mỏm trên lồi cầu ngoài – đây là vị trí bám của nhóm cơ dũi cổ tay & ngón tay; phần bên trong có mỏm trên lòi trong – vị trí nhóm cơ gập cổ tay và các ngón tay.

• Phần xung quanh các khớp sẽ có dây chằng và bao khớp – chức năng chính là gập / duỗi / sấp ngửa cẳng tay.

II. Nguyên nhân dẫn đến đau khuỷu tay

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chấn thương khuỷu tay, nhưng phổ biến nhất là những nguyên nhân sau:

1. Viêm Mỏm Trên Lồi Cầu Ngoài – Hội chứng Tennis Elbow – Đau Khuỷu Tay Tennis

• Xảy ra tại vị trí dưới khớp khuỷu tay và phần trước cánh tay, tổn thương ảnh hưởng đến các cơ, gân, dây chằng. Những vết tưa, rách hình thành trong gân và cơ sau những lần hoạt động thể thao, lao động dẫn đến hình thành sẹo, xuất hiện hiện tượng vôi hóa.

• Vôi hóa tạo nên sự chèn ép, gây áp lực lớn đến dây thần kinh và các nhóm cơ liên quan, về lâu dài tạo nên sự tổn thương các bộ phận khác trên cơ thể.

Hội Chứng Tennis Elbow dĩ nhiên sẽ xuất hiện thường gặp nhất ở những động viên chơi tennis, nhưng cũng xuất hiện phổ biến ở những đối tượng khác như vận động viên bóng bàn, cầu lông, họa sĩ, thợ mộc, thợ thi công xây dựng, điện nước,…

2. Viên Mỏm Trên Lồi Cầu Trong Xương Cánh Tay – Hội Chứng Golfer Elbow

• Xảy ra chủ yếu thường gặp ở những trường hợp vận động khuỷu tay quá mức, thường gặp ở những người chơi golf. Cường độ lặp đi lặp lại sự vận động dưới cánh tay đồng thời chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi không hợp lý làm cho các nhóm cơ, gân ở khu vực này quá tải.

• Tư thế sai khi chơi golf, cầm vợt ( bóng bàn, cầu lông, tennis,.. ) hoặc dùng các dụng cụ lao động không phù hợp là nguyên nhân chung và phổ biến gây nên chấn thương khuỷu tay.

• Ngoài ra, những nguyên nhân gây đau khuỷu tay cũng có thể còn do viêm khớp khuỷu (bệnh gút, bệnh lý viêm thấp khớp), viêm túi hoạt dịch mỏm khuỷu, các chân thương hay gặp như bong gân, giãn cơ, trật khớp, gãy xương,… sự chèn ép dây thần kinh cũng tạo nên những cơn đau khuỷu (chèn ép thần kinh quay, thần kinh trụ tại cánh và khuỷu tay, thoái hoát hoặc thoát vị đĩa đệm cột sống cổ).

III. Nhận biết triệu chứng đau khuỷu tay

Hãy tìm hiểu cách nhận biết những triệu chứng đau khuỷu tay để phân loại và thay đổi thói quen vận động cho phù hợp nhằm hạn chế chấn thương khuỷu tay.

• Đối với hội chứng Tennis Elbow, cơn đau thường bắt đầu bằng những cơn đau nhẹ, nếu vẫn giữ cường độ vận động như vậy thì cơn đau sẽ từ từ nặng lên sau vài tuần.

• Người bệnh cảm thấy rất đau, kèm theo rát phần ngoài khuỷu tay, mất dần sức cầm nắm. Đặc biệt, các triệu chứng sẽ nghiêm trọng hơn khi người bệnh vận động cánh tay (cẳng tay).

• Đối với hội chứng Viêm mõm cầu lồi trong (Hội chứng Golfer Elbow), người bệnh sẽ có cảm giác căng cơ, đau dọc bên trong khuỷu tay, bởi vì điểm bám gân cơ bên trong khuỷu tay đang có vấn đề.

IV. Điều trị bệnh đau khớp khuỷu tay

Tùy theo tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phương pháp điều trị và phục hồi thích hợp cho khu vực khủy tay:

• Nghỉ ngơi – hạn chế vận động: khi có dấu hiệu đau nhẹ, thậm chí sưng tấy. Thì chắc chắn điều đầu tiên là phải dừng ngay có hoạt động, các vận động tác động gây đau lên khuỷu tay trong 1-2 tuần hoặc lâu hơn, sau đó có thể vận động nhẹ lại bình thường.

• Chườm lạnh – mục đích của việc chườm lạnh nhằm giảm đau, giảm sưng & ngăn ngừa tổn thương mô cơ tại chỗ. Dùng túi nước đá, hoặc chai nước lạnh chườm trực tiếp lên khu vực tổn thương trong 15-20p, thao tác lặp lại mỗi ngày 3-4 lần.

• Dùng nẹp, đai dán, băng khuỷu tay – mục đích của việc sử dụng phụ kiện băng khuỷu tay nhằm giữ ấm mô cơ chấn thương, giảm chuyển động quá trớn khu vực khớp khuỷu tay, giảm áp lực lên khu vực nhóm cơ khuỷu tay khi thực hiện co, dũi hoặc vận động

• Kê cao khuỷu tay – việc nâng khuỷu tay ngang mức nhằm giảm đau và sưng, có thể dùng đầu gối để đỡ khuỷu tay dễ dàng và thoải mái hơn.

• Sử dụng thuốc giảm đau – Việc dùng thuốc nhằm giảm đau tức thì và kiểm soát được các vấn đề khác. Tùy mức độ có các loại thuốc giảm đau khác nhau:
+ Thuốc giảm đau;
+ Thuốc chống viêm không steroid;
+ Thuốc giãn cơ;
+ Corticosteroid;
+ Các biện pháp vật lý trị liệu: tốn thời gian nhưng hiệu qua kéo dài hơn so với việc dùng thuốc;
+ Kích thí dòng điện qua da;
+ Siêu âm trị liệu;
+ Nhiệt trị liệu;
+ Massage giảm đau;
+ Phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ: được đề xuất khi các triệu chứng giảm đau không cải thiện. Việc phẫu thuật có thể được tiến hành nội soi hoặc phẫu thuật mở để loại bỏ mô chết gây áp lực lên vùng khuỷu tay.

• Việc đau khuỷu tay không gây ảnh hưởng tính mạng, nhưng nó ảnh hưởng đến các vận động, sinh hoạt thường ngày, gây khó chịu và đôi khi dẫn đến chấn thương nặng nếu không điều trị kịp thời.

Tham khảo: acc & vinmec


Tham Khảo Thêm Sản Phẩm Băng Khớp – Phụ Kiện Bảo Hộ Thể Thao VNSPORT

Bạn có thể tham khảo và theo dõi thêm các mẫu băng khớp VNSPORT như: bó gối, băng khuỷu tay, đai băng cổ chân,… phù hợp cho thể trạng của mình và được liên tục cập nhật tại website của chúng tôi:

» Danh Mục Băng Gối / Bó Gối

» Danh Mục Băng Cổ Chân

» Danh Mục Băng Khủy Tay

» Danh Mục Băng Cổ Tay

» Danh Mục Đai Bảo Vệ Thắt Lưng

Lượt Xem: 3201

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *